top of page
Ảnh của tác giảMinh The

Xu hướng Nocode: Lập trình không cần mã cho doanh nghiệp

Đã cập nhật: 26 thg 12, 2023

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, những xu hướng công nghệ mới không ngừng đem đến những sáng tạo mới đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật. Một trong những điểm đáng chú ý hiện nay đó là "NoCode" hay còn gọi là "Lập trình không cần mã". Thuật ngữ này đã và đang thay đổi cách mà doanh nghiệp tiếp cận và phát triển ứng dụng công nghệ. Trong bài viết này, hãy cùng ZILCODE đi tìm hiểu về xu hướng NoCode và tại sao nó đang ngày càng trở nên phổ biến.


Mục lục:


 

Tìm hiểu khái niệm Nocode là gì?

NoCode hiểu đơn giản là "tạo lập trình mà không yêu cầu viết mã", cho phép người dùng xây dựng trang web hoặc ứng dụng mà không cần phải viết mã lập trình. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các dự án kỹ thuật để phục vụ hoạt động kinh doanh và thích nghi với xu hướng số hóa. Khả năng mở rộng của Nocode cũng rất đa dạng, không còn yêu cầu người dùng phải biết mã lập trình để thực hiện các tác vụ kỹ thuật có tính phức tạp.


>> Xem thêm: Tìm hiểu giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp với nocode.


Tìm hiểu khái niệm Nocode
NoCode hiểu đơn giản là "tạo lập trình mà không yêu cầu viết mã"

Sự tăng trưởng của xu hướng Nocode trên thị trường hiện nay

Để “sống sót” trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các tổ chức cần phải liên tục phát triển các ứng dụng để nâng cao hiệu suất làm việc. Vì vậy, những tổ chức trong các lĩnh vực như ngân hàng, thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe hay bất kỳ doanh nghiệp nào cùng đều có thể nâng cao giá trị của mình thông qua việc sử dụng các ứng dụng doanh nghiệp.


Hiện nay, xu hướng sử dụng NoCode đang mang lại cơ hội cho nhiều người bởi tạo ra các giải pháp mà không cần kiến thức hoặc ít kiến thức kỹ thuật. Qua đó, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí và mở rộng quy mô trong tương lai. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy nhu cầu về các công cụ không cần mã đang gia tăng. Điều này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp mới phát triển nhanh mà còn cả cho các doanh nghiệp truyền thống đang cố gắng chuyển đổi số hóa.


Theo kết quả nghiên cứu của AlMultiple, đến năm 2030, thị trường toàn cầu của nền tảng không cần mã dự kiến sẽ tạo ra doanh thu lên đến 187 tỷ USD và sẽ chiếm hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng vào năm 2024. Sự kết hợp giữa đổi mới không cần mã và đổi mới truyền thống dự kiến sẽ chiếm 75% tỷ lệ áp dụng trong các doanh nghiệp.


Thị trường quy mô toàn cầu của các nền tảng không cần mã đã được định giá khoảng 11,45 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,7% từ năm 2020 đến năm 2027.


>> Tham khảo: Có nên đưa Nocode vào chương trình đào tạo CNTT?


Sự tăng trưởng của xu hướng Nocode trên thị trường hiện nay
Biểu đồ dự báo mức tăng trưởng trung bình của thị trường nocode toàn cầu (nguồn: spreadsheetweb.com)

Lý do NoCode đang trở thành xu hướng được lựa chọn

Xu hướng Nocode mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp từ việc tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho đến khả năng tùy biến linh hoạt và giảm chi phí phát triển. Dưới đây là một phân tích chi tiết về những lợi ích quan trọng mà NoCode mang lại cho doanh nghiệp:


Tiết kiệm thời gian và nguồn lực

Một trong những lợi ích quan trọng của xu hướng NoCode là khả năng giảm bớt thời gian và nguồn lực cần thiết cho quá trình phát triển ứng dụng. Thay vì phải viết mã từ đầu thì các công cụ Nocode cho phép người không có kinh nghiệm lập trình tạo ra các ứng dụng phức tạp chỉ bằng cách kéo và thả các thành phần sẵn có.


Khả năng tùy biến linh hoạt

Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng phát triển và sự thay đổi không ngừng của nhu cầu khách hàng, sự linh hoạt trở thành yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khác biệt với việc phát triển theo cách truyền thống, nền tảng không cần viết mã (Nocode) cho phép các doanh nghiệp thực hiện các thay đổi ứng dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Việc kéo và thả đơn giản trên nền tảng này giúp việc cập nhật và thiết kế lại ứng dụng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Điều này giúp các công ty có thể tối ưu thời gian và tận dụng những cơ hội trên thị trường một cách linh hoạt và tránh được các rủi ro tiềm ẩn.


Tạo cơ hội cho người không có kiến thức lập trình

Điều đáng kể là xu hướng NoCode mở ra cơ hội cho những người không có kiến thức về lập trình. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có thể tận dụng tài năng của những người làm việc tại các bộ phận khác nhau mà trước đây không có kinh nghiệm lập trình để mà tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng.


Giảm chi phí phát triển và bảo trì

Việc thuê những nhà phát triển chuyên nghiệp có thể tốn kém cho doanh nghiệp. Xu hướng NoCode giúp giảm chi phí phát triển ban đầu và cả chi phí bảo trì sau này vì người dùng có thể tự mình thực hiện các điều chỉnh cần thiết mà không cần phải tìm đến nhà phát triển.


>> Tìm hiểu: Nocode là gì? 5+ Nền tảng Nocode được yêu thích nhất.


Lý do NoCode đang trở thành xu hướng được lựa chọn
Xu hướng NoCode giúp giảm chi phí phát triển ban đầu và chi phí bảo trì sau này

Giải quyết tình trạng thiếu nhân lực

Theo PMI, 86% trong số những người quyết định về Công nghệ thông tin (CNTT) cho rằng sự thiếu hụt nhà phát triển phần mềm là một trở ngại lớn đối với việc chuyển đổi kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh của họ. Nhu cầu về nhân lực chất lượng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin không chỉ giới hạn ở Mỹ mà còn lan rộng trên toàn cầu lên đến con số 40 triệu nhân lực.


Sự thiếu hụt này có thể khiến các công ty trên toàn thế giới dẫn đến các nguy cơ mất mát doanh thu lên đến 8,4 nghìn tỷ USD. Qua đó, có thể thấy mức độ cấp thiết của việc giải khoảng cách về kỹ năng và phát triển nguồn nhân tài để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trong ngành Công nghệ thông tin.


>> Xem ngay: Sự giao thoa giữa tiềm năng và thách thức AI và NOcode.


Thách thức và hạn chế của xu hướng NoCode

Mặc dù xu hướng NoCode đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại một số thách thức và hạn chế cần được xem xét:

  • Giới hạn trong việc tùy chỉnh phức tạp: Các công cụ NoCode thường hạn chế trong việc xây dựng các ứng dụng phức tạp và tùy chỉnh theo nhu cầu đặc biệt. Điều này có thể gây ra sự bất tiện cho các doanh nghiệp có yêu cầu đặc thù.

  • Khả năng mở rộng và tích hợp với hệ thống hiện có: Các ứng dụng NoCode có thể gặp khó khăn trong việc tích hợp với các hệ thống hiện có và mở rộng theo thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và mở rộng của doanh nghiệp.

  • Vấn đề bảo mật và quản lý dữ liệu: Xu hướng NoCode có thể gây ra các vấn đề liên quan đến bảo mật và quản lý dữ liệu. Việc tạo ứng dụng mà không cần kiến thức kỹ thuật có thể dẫn đến việc không đảm bảo an toàn thông tin.

Thách thức và hạn chế của xu hướng NoCode
Những thách thức và hạn chế của xu hướng NoCode

Phần mềm từ Nocode như thế nào trong thực tế?

Để hiểu rõ hơn về các nền tảng và lợi ích mà công nghệ NoCode mang lại, bạn có thể sử dụng Zilcode như một ví dụ minh họa. Bạn truy cập vào trình tạo ứng dụng được cung cấp bởi Zilcode dựa trên nhu cầu và sử dụng nó để thêm hoặc chỉnh sửa các tính năng. Zilcode cung cấp nhiều mẫu đã được thiết lập sẵn dựa trên các ngành khác nhau để bạn có thể lựa chọn và tăng tốc quá trình phát triển của ứng dụng.


Với Zilcode, tất cả các thành phần của ứng dụng như menu, cửa sổ, quy trình và các báo cáo đã được xây dựng sẵn. Bạn chỉ cần chọn, kéo và thả và kết nối chúng lại với nhau để tạo ra ứng dụng theo ý muốn, một cách dễ dàng như việc ghép các mảnh ghép logo trong trò chơi.


Zilcode được triển khai thông qua dịch vụ điện toán đám mây, do đó, người dùng có thể sử dụng nó từ bất kỳ đâu, có thể trực tuyến, website hoặc trên các thiết bị di động.

Phần mềm từ Nocode trong thực tế
Demo sử dụng phần mềm Zilcode

Tương lai của nocode cho doanh nghiệp

Tương lai của NoCode trong doanh nghiệp đang mở ra những triển vọng rất sáng láng. Đây không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là một cách tiếp cận mới đối với việc phát triển và triển khai các ứng dụng và giải pháp kỹ thuật số. Vì vậy, NoCode sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cách doanh nghiệp hoạt động và phát triển trong tương lai. Một cuộc nghiên cho thấy rằng, nocode và low code trong thực tế đã tăng trưởng nhanh chóng theo cấp số nhân. Trong năm 2020 thị trường có giá trị là 13,2 tỷ đô la và dự kiến tăng lên 45,2 tỷ vào năm 2025.


Một trong những ưu điểm lớn nhất của NoCode đối với doanh nghiệp là sự linh hoạt. Bất kể bạn là một doanh nghiệp mới thành lập hay một công ty lớn, NoCode cho phép bạn tạo ra các ứng dụng và giải pháp tùy chỉnh mà không cần phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.


Ngoài ra, việc sử dụng NoCode giúp giảm đi sự phụ thuộc vào các nhà phát triển mã code chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa rằng các bộ phận khác trong doanh nghiệp như bộ phận tiếp thị, kế toán và quản lý dự án, có thể tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng một cách đáng kể. Không chỉ có vậy, NoCode còn giúp giảm đi chi phí phát triển phần mềm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và startup giúp họ tập trung nguồn tài chính vào các hoạt động quan trọng khác.


Hơn nữa, NoCode cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội để thử nghiệm và đổi mới nhanh chóng. Bạn có thể tạo ra các ứng dụng beta và thu thập phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng, sau đó điều chỉnh và cải thiện sản phẩm dựa trên phản hồi đó. Điều này giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường.


Trên tất cả, NoCode đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho doanh nghiệp giúp họ thúc đẩy sự sáng tạo, tối ưu hóa quy trình công việc và tiết kiệm tài nguyên. Cách tiếp cận này đang dần trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kỹ thuật số của mọi doanh nghiệp tham gia vào thế giới kinh doanh hiện đại.


Vừa rồi là những thông tin về xu hướng NoCode đang làm thay đổi cách mà doanh nghiệp tiếp cận công nghệ và phát triển ứng dụng. ZILCODE hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ hữu ích cho bạn. Mặc dù có những thách thức và hạn chế nhưng mà xu hướng này có tiềm năng thay đổi ngành công nghiệp và mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong tương lai.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page